Kiểm soát đái tháo đường thai kỳ cho bà bầu

Tiểu đường trong thai kỳ xảy ra khi cơ thể không thể đáp ứng được với nhu cầu lnsuIin tăng thêm dẫn đến tăng cao đường huyết. Khoảng 10 đến 20% thai phụ bị tiểu đường cần sử dụng thêm lnsuIin để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Sau khi sinh, bệnh nhân không cần sử dụng lnsuIin nữa.

Nếu bị tiểu đường thai kỳ không được theo dõi và quản lý tốt, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến con như trẻ sinh thừa cân, sảy thai, sinh non hoặc thai lưu. Trẻ thừa cân có thể tăng nguy cơ chấn thương lúc sinh và khi mổ lấy thai, sinh bằng forceps, phải săn sóc đặc biệt sau khi sinh.

Ăn Uống Đúng Cách Khi Bị Tiểu Đường Thai Kỳ

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ được khuyến khích ăn từng lượng nhỏ 1 cách thường xuyên và duy trì mức cân nặng khỏe mạnh. Lựa chọn nhiều thực phẩm đa dạng và hấp dẫn giúp cung cấp đầy đủ  các chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất xơ.

Carbohydrates:

Carbohydrates là một thực phẩm được cơ thể chuyển hóa thành đường glucose, bao gồm trái cây, gạo và ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt, mì ống, khoai tây, khoai lang hay bắp ngô, cnhững loại đậu, trái cây, sữa, sữa chua… Để kiểm soát mức đường thuyết, phải phân bố những thực phẩm chứa carbohydrate đều vào 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ hằng ngày.

Những loại thực phẩm chứa carbohydrate ít giá trị dinh dưỡng, hạn chế dùng là đường, nước ngọt và nước ép trái cây, bánh ngọt hay bánh quy.

Chất béo:

Ưu tiên các chất béo chưa bão hòa như dầu oliu, bơ, các loại hạt. Hạn chế ăn thịt mỡ, da và những  thức ăn chế biến sẵn. Ưu tiên uống sữa để giảm béo.

Chất đạm:

Nên ăn 2 phần nhỏ /ngày thực phẩm nhiều đạm như thịt nạc, gà bỏ da, cá hay  trứng. Những loại thực phẩm này không làm tăng đường máu. Sữa, sữa chua, những loại đậu là nguồn cung cấp chất đạm quan trọng song cũng chứa nhiều carbohydrate.

Canxi và chất sắt: 

Nhu cầu canxi và chất sắt trong cơ thể tăng trong thai kỳ. Nên dùng 2 đến 3 bữa thực phẩm giàu canxi hằng ngày như sữa, sữa chua hoặc phô mai. Chất sắt có nhiều trong thịt đỏ, gà hay cá. Nếu bạn ăn chay, có thể cần sử dụng thêm thuốc bổ sung chất sắt.

Những loại thực phẩm khác:

Ăn thoải mái những thực phẩm giàu dinh dưỡng không gây tăng cân và tăng đường huyết quá mức như dâu tây, chanh dây và những  loại rau củ, ngoại trừ khoai tây, khoai lang, bắp ngô, những loại đậu. Nên ăn nhiều rau, ít nhất 2 lần/ ngày.

Nước uống và đường ăn kiêng:

Thức uống tốt nhất là nước đun sôi để nguội và nước lọc đóng chai hay nước khoáng. Tránh nước ngọt, nước có ga hay nước có chứa cafein. Nước ngọt dành cho người ăn kiêng hoặc những chất tạo ngọt không năng lượng như đường ăn kiêng, đường thuốc thật sự không phải vô hại, vì thế hạn chế sử dụng.

Duy trì vận động:

Hoạt động với cường độ trung bình nhằm duy trì mức đường huyết ổn định. Cường độ hoạt động “trung bình” tức là mức hoạt động đủ làm tăng nhẹ hơi thở và nhịp tim ghi nhận được. Nếu không có bệnh lý sản khoa hay nội khoa nào đặc biệt, bạn có thể tập thể dục 1 cách an toàn khi mang thai.

Sau khi sinh:

Thông thường tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh con. Thông thường 6 tuần sau khi sinh, người mẹ phải kiểm tra đường máu để đảm bảo đã trở về bình thường chưa. Phụ nữ tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, nên kiểm tra tầm soát ít nhất 2-3 năm/ lần.

Duy trì trọng lượng thích hợp và ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên.

Có Nên Cho Con Bú Khi Mẹ Bị Tiểu Đường Thai Kỳ?

Khuyến khích các bà mẹ cho con bú, bao gồm mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Bú sữa mẹ là khởi đầu hoàn hảo nhất dành cho em bé và có thể giúp bạn giảm cân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *